Mọi người rất thích ăn vặt, đặc biệt là đồ ngọt, bởi vì sở thích ăn ngọt của con người là do gen. Con người không thể tồn tại nếu thiếu năng lượng mà đường lại là thực phẩm bổ sung năng lượng trực tiếp, nên gen đã tiếp nhận nó như một chất có thể cứu sống con người. Hơn nữa, đường cũng là một loại gia vị mà con người không thể từ bỏ.
Đường cũng là một loại gia vị không thể từ bỏ
Ăn nhiều đường sẽ gây ra hậu quả gì?
Không thể phủ nhận đường rất quan trọng trong cuộc sống, nhưng cái gì quá thì cũng không tốt. Theo kết quả nghiên cứu của chuyên gia chống lão hóa nổi tiếng người Anh được đăng trên tờ Daily Mail, ăn đồ ngọt thường xuyên không chỉ làm tăng số đo vòng eo mà còn gây tổn thương da và lão hóa sớm.
Quá nhiều đường trong cơ thể sẽ làm cứng các sợi đàn hồi trong da, từ đó hình thành nếp nhăn và đốm tàn nhang, quá trình này được đẩy nhanh khi con người bước qua tuổi 35.
Ăn nhiều đường có thể hình thành đốm tàng nhang
Sự lão hóa của các tế bào còn liên quan đến khái niệm “telomere”. Telomere là cấu trúc được tìm thấy ở các đầu mút của nhiễm sắc thể, hoạt động như một chiếc mũ bảo vệ, giữ cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau. Các telomere sẽ ngắn dần đi theo tuổi tác, tế bào cũng bắt đầu già đi, dẫn tới rối loạn chức năng. Ăn quá nhiều đường sẽ thúc đẩy quá trình rút ngắn các telomere, khiến các tế bào lão hóa sớm.
Một nghiên cứu trên 5.309 người trưởng thành cho thấy thường xuyên tiêu thụ thực phẩm có đường có thể rút ngắn độ dài của telomere, gây lão hóa tế bào sớm.
Vậy đường có nhiều trong thực phẩm nào?
Loại đường này không chỉ có ở kẹo ngọt mà còn có trong các loại lương thực, đặc biệt là gạo được xát kĩ và bột mì trắng đã qua tinh chế. Việc sử dụng chúng như thực phẩm chính chắc chắn sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa của da.
Đường có nhiều trong gạo được xát kỹ
Mặc dù gạo xát kĩ và bột mì trắng có mùi vị thơm ngon, nhưng chúng lại là carbohydrate kém chất lượng. Bởi sau khi lương thực được chế biến, chỉ còn lại các loại carbohydrate có độ tinh khiết cao, bị phân hủy thành đường sau khi đi vào trong cơ thể.
Ngoài ra còn có các món ăn vặt như kẹo, bánh quy, soda, bánh ngọt, bánh mì, mì sợi..., chúng được gọi chung là “thực phẩm trắng” vì đều được chế biến và tinh chế, rất ít tạp chất, đa phần có màu trắng như tuyết, chứa lượng đường cao, rất dễ hấp thu, là tác nhân gây ra “cơn bão đường huyết”.
Nếu một người để “cơn bão” ấy “càn quét” mỗi ngày ba lần thì dù là một người khỏe mạnh không mắc bệnh đái tháo đường, họ cũng sẽ tiến tới gần hơn với căn bệnh này hoặc bị kháng insulin, đồng thời nhan sắc có nguy cơ bị tàn phai do lão hoá.
Đọc thêm bài viết Kháng insulin là gì? Nhận biết bạn có đang bị kháng insulin không?
Người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng coi lương thực làm thực phẩm chính, Khi phân loại thực phẩm: ngũ cốc là thực phẩm cung cấp dinh dưỡng, hoa quả là thực phẩm hỗ trợ, gia cầm và gia súc là thực phẩm bồi bổ, rau củ là thực phẩm bổ sung.
Nhưng là loại ngũ cốc thô chưa qua chế biến, tức là ngũ cốc nguyên hạt. Chúng không chỉ giữ được các nguyên tố vi lượng và khoáng chất có trong vỏ mà còn rất giàu xenlulose, nhờ vậy giữ được những ưu điểm vốn có của ngũ cốc.
Ngũ cốc thô nguyên hạt là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính
Trước kia cứ 100kg lúa mì hoặc thóc thì có thể làm ra 90kg bột mì hoặc gạo, nhưng hiện nay, với sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến lương thực, 100kg ngũ cốc nguyên hạt chỉ có thể tinh chế thành 75kg lương thực. Sự biến mất của nguyên tố vi lượng và xenlulose chính là cái giá phải trả cho việc nâng cao trình độ tinh chế.
Chúng ta giờ đây có thể ăn nhiều đường một cách dễ dàng hơn, đồng thời gia tăng tỉ lệ mắc bệnh béo phì, bệnh đái tháo đường và các vấn đề về da liễu.
Để tránh gặp phải những vấn đề này thực ra rất đơn giản, hãy cố gắng ăn ngũ cốc nguyên hạt. Nếu là gạo, tốt nhất nên thêm các loại đậu hoặc yến mạch vào trong gạo mỗi khi dùng bữa với tỉ lệ là 3:1, hoặc hấp bánh bao có bột ngô theo tỉ lệ 3:1. Cách này không chỉ làm chậm tốc độ tăng đường huyết mà còn làm giảm khả năng lão hóa do quá trình đường hóa.
Bạn có thể tham khảo các sản phẩm chứa ít đường và chỉ số đường huyết thấp tại đây:
Bình luận