Quỳnh đã được nghe kể rất nhiều về những người bị tiểu đường. Họ phải thay đổi hoàn toàn chế độ ăn uống. Nhiều người chia sẻ, đó là một quá trình vô cùng khó khăn. Nhiều khi thèm đồ ăn vặt nhưng lại không dám, sợ làm bệnh thêm nghiêm trọng. Để Quỳnh mách cho bạn một số đồ ăn cho người tiểu đường, giúp mỗi bữa ăn của bạn thêm phong phú và ngon miệng hơn nhé.
Đồ ăn cho người tiểu đường quan trọng như thế nào?
Theo các bác sĩ, việc ăn uống có thể tác động đến lượng đường huyết trong cơ sở. Sử dụng thực phẩm lành mạnh giúp giảm lượng đường trong máu, đồng thời duy trì cân nặng thích hợp. Thực tế, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát bệnh tiểu đường nếu giảm khoảng 5% - 7% trọng lượng cơ thể.
Sử dụng quá nhiều đường sẽ không tốt cho sức khỏe
Trong chế độ ăn cho người tiểu đường, hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) đã đưa ra khuyến cáo về lượng calo nên nạp từ đường vào cơ thể, cụ thể:
-
Đàn ông: 36g đường - 150 calo
-
Phụ nữ: 25g đường - 100 calo
-
Trẻ em từ 2-18 tuổi: <24g đường - 100 calo
Trẻ em dưới 2 tuổi: Không thêm đường.
Đối với những cá nhân không mắc bệnh tiểu đường, AHA cho rằng, lượng calo từ đường nạp vào cơ thể nên nhỏ hơn 10% tổng lượng calo cần thiết. (1 g đường bằng 4 calo). Còn tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì đưa ra khuyến nghị với tỷ lệ không vượt quá 5% tổng calo từ đường. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết Ăn nhiều đường sẽ gây ra hậu quả gì? Đường có nhiều trong thực phẩm nào? để đưa ra lựa đồ ăn cho người tiểu đường một cách hợp lý.
Xây dựng thực đơn cho người tiểu đường cần lưu ý gì?
Khi xây dựng thực đơn cho người tiểu đường, bạn cần tạo dựng thói quen ăn uống đúng giờ và đều đặn. Điều này sẽ giúp cho insulin hoạt động một cách tốt hơn. Đồ ăn cho người tiểu đường đảm bảo có đủ 3 nhóm chất cơ bản: Chất béo, chất đạm và chất bột đường. Thông thường, với người mắc bệnh tiểu đường, bạn nên tiêu thụ 1/2 lượng calo từ carbs. Bạn không nên tiêu thụ quá nhiều calo thức ăn hơn mức cho phép, bởi đây là nguyên nhân dẫn đến lượng đường trong máu sẽ tăng lên.
Dưới đây là tỷ lệ thành phần thức ăn so với tổng năng lượng nạp vào cơ thể:
-
Glucid: 50-60% năng lượng khẩu phần.
-
Protein: 15-20% năng lượng khẩu phần.
-
Lipid: 20-30% (áp dụng cho người có trọng lượng và lipid máu bình thường), dưới 30% (áp dụng cho người béo phì.
Ví dụ: Dựa vào công thức trên, thực đơn cho bệnh nhân tiểu đường (nặng 50kg, nằm viện) sẽ được tính như sau:
Gợi ý món bánh dành cho người tiểu đường
Biscotti vị khoai lang tím
Để cho thực đơn của người tiểu đường không bị nhàm chán, việc bổ sung những món bánh ăn vặt là lựa chọn hợp lý. Biscotti vị khoai lang tím là hương vị mới lạ cùng nguyên liệu khoai lang dinh dưỡng và hàm lượng chất xơ cao. Đặc biệt, khi kết hợp khoai cùng bột mì nguyên cám và hạt dinh dưỡng, chiếc bánh này càng trở nên hữu hiệu cho người tiểu đường. Với chỉ số GI trung bình là 48, đây sẽ là món ăn vặt hoặc bữa sáng healthy.
Bánh biscotti khoai lang tím kết hợp sữa chua ngon mê ly
Đặc biệt bánh biscotti nguyên cám của Hebekery được làm thủ công, điều chỉnh hương vị phù hợp cho người Việt. Bánh nướng 2 lần giòn thơm, kết hợp với hạt hạnh nhân, bí xanh… bùi bùi, ăn là thích mê.
Bánh ngói hạnh nhân
Hẳn là bạn cũng biết, bột mì có chứa carbohydrate đơn có khả năng tiêu hóa và hấp thụ rất nhanh. Đây cũng là nguyên nhân làm cho nồng độ đường tăng cao nhưng cũng giảm nhanh chóng. Do đó nó khiến cho cơ thể tăng nguy cơ béo phì và mắc các bệnh về tim mạch. Bởi vậy, bánh ngói hạnh nhân Hebekery không sử dụng bột mì để mang lại sự an tâm về sức khỏe cho người trong chế độ ăn kiêng, tiểu đường…
Bánh ngói hạnh nhân không có tinh bột, tốt cho người tiểu đường
Những chiếc bánh được làm từ 99% là hạnh nhân lát, kết hợp hạt bí xanh và nướng giòn rụm, mở gói là đã thấy thơm phức. Thêm một điểm để người tiểu đường có thể sử dụng bánh là đường ăn kiêng được sử dụng trong bánh có chỉ số GI bằng 2. Điều này an toàn cho cả mẹ bầu hay người bệnh tiểu đường.
Bạn có thể mua bánh ngói hạnh nhân tại:
sanphamtin_banh-ngoi-hanh-nhan-an-kieng-chuan-keto
Người bệnh tiểu đường kiêng gì?
Người bệnh tiểu đường nên kiêng các thực phẩm có thể làm tăng lượng đường trong máu, bao gồm:
-
Đồ ăn ngọt: Bánh kẹo, nước ngọt, nước trái cây đóng hộp,...
-
Tinh bột tinh chế: Cơm trắng, bánh mì trắng, đồ ăn nhanh,...
-
Thịt đỏ: Thịt bò, thịt lợn, thịt cừu,...
-
Thịt chế biến sẵn: Thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng,...
-
Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa: Thịt mỡ, da gà, da lợn, bơ, pho mát,...
-
Rượu bia, đồ uống có cồn: Rượu bia, đồ uống có cồn có thể làm tăng lượng đường trong máu và ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc điều trị tiểu đường.
-
Các loại thực phẩm chế biến sẵn: Các loại thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều đường, muối, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, không tốt cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường.
Nguyên tắc trong ăn uống đối với người bệnh tiểu đường
-
Ăn uống đúng giờ, đúng bữa: Người bệnh tiểu đường nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Mỗi bữa ăn cách nhau khoảng 3-4 giờ. Điều này giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả hơn.
-
Ăn chậm nhai kỹ: Ăn chậm nhai kỹ giúp bạn tiêu hóa thức ăn tốt hơn và hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả hơn.
-
Uống đủ nước: Nước giúp cơ thể bài tiết chất thải và giúp ổn định lượng đường trong máu. Người bệnh tiểu đường nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
-
Tập luyện thể dục thường xuyên: Tập luyện thể dục thường xuyên giúp cơ thể sử dụng đường hiệu quả hơn và giảm nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh tiểu đường. Người bệnh tiểu đường nên tập luyện thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần.
Kết hợp tập luyện thể thao giúp bạn khỏe mạnh hơn mỗi ngày
→ Xem thêm: Kiến thức dinh dưỡng
Qua bài viết này, hy vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về cách lựa chọn đồ ăn cho người tiểu đường. Hãy xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học để kiểm soát bệnh tiểu đường và bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Bình luận