Freeship toàn quốc đơn từ 299k - Giao 2h HCM
Kiến thức / Kiến thức dinh dưỡng

Đường ăn kiêng isomalt liệu có thực sự tốt cho sức khỏe?

Cùng với xu hướng ăn xanh - ăn sạch, mọi người đang dần có xu hướng lựa chọn thực phẩm lành tính. Một trong những thay đổi về thói quen ăn uống của người dùng là sử dụng các loại đường ăn kiêng, ít ngọt. Trong đó, isomalt nổi lên như một lựa chọn thay thế hoàn hảo cho đường truyền thống. Chúng giúp cơ thể giảm calo, giúp lấy lại vóc dáng, cho da đẹp. Vậy đường isomalt có thực sự “thần thánh” như lời đồn? Cùng Quỳnh khám phá sâu hơn về loại đường này nhé!

Đường ăn kiêng là gì?

Đường ăn kiêng là một chất tạo ngọt, nó có nguồn gốc từ hóa học hoặc thực vật. Loại đường này được sử dụng để tăng độ ngọt hoặc hương vị của các loại thực phẩm hoặc đồ uống. Bản chất của loại đường này là các amino axit có vị ngọt. Vì thế, sử dụng đường ăn kiêng hạn chế việc tăng lượng đường trong máu. 

Thực tế hiện nay có khá nhiều loại đường ăn kiêng được sử dụng rộng rãi, bao gồm: 

Đường hóa học hay đường từ thực vật như cây cỏ ngọt (stevia), đường alcohol (như erythritol, xylitol), và các chất tạo ngọt nhân tạo khác (như sucralose, aspartame). Nổi tiếng trong các loại đường dùng để ăn kiêng phải kể đến cái tên isomalt.

Isomalt được chiết xuất từ củ cải đường

Isomalt được chiết xuất từ củ cải đường

Đường ăn kiêng isomalt là một loại đường alcohol, có vị ngọt tương tự như đường thông thường. Isomalt được chiết xuất từ củ cải đường hoặc mía, sau đó được xử lý để loại bỏ một số phân tử glucose. Nhờ đó, isomalt có chỉ số đường huyết thấp hơn đường thông thường, giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

→ Xem thêm: Ăn nhiều đường sẽ gây ra hậu quả gì? Đường có nhiều trong thực phẩm nào?

Nguồn gốc của đường isomalt

Isomalt được phát triển lần đầu tiên vào năm 1957 bởi một nhóm các nhà khoa học đến từ công ty Đức và nhà sản xuất đường lớn nhất châu Âu - Südzucker AG . Isomalt được bán trên thị trường với tên Palatinose và Palatinit . Những cái tên này bắt nguồn từ một vùng ở Đức (tức là Palatinate) - đây là nơi isomalt được phát triển. Đường isomalt đã được chấp thuận sử dụng làm chất thay thế đường trong thực phẩm và đồ uống ở Hoa Kỳ từ năm 1990. Các quốc gia khác sử dụng isomalt trong ngành thực phẩm là Mexico, Canada, New Zealand, Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và nhiều quốc gia khác.

So với các loại đường khác, đường ăn kiêng isomalt có khá nhiều ưu điểm:

  • Không bị phân hủy bởi các vi khuẩn trong miệng. Nhờ đó isomalt ít gây ra các vấn đề liên quan đến răng miệng như sâu răng, làm hỏng men răng.

  • Chỉ số GI thấp hơn rất nhiều so với đường ăn thông thường, không làm tăng đường huyết trong cơ thể.

  • Vị ngọt thanh và dịu, không quá ngọt như các loại đường mía, đường bổ sung hiện nay

  • Điểm tan chảy của đường khá thấp, thích hợp dùng cho dây chuyền sản xuất kẹo, hạn sử dụng kéo dài hơn

  • Chỉ số calo thấp (2 kcal/g), bằng ½ so với đường thông thường

Đường ăn kiêng có thực sự tốt cho sức khỏe?

Ở trên, Hebekery đã đề cập cho bạn một số điểm ưu việt của đường Isomalt. Nhờ chỉ số GI và hàm lượng calo thấp, đây là kim chỉ nam cho những người cần giảm cân, ăn kiêng hay bị tiểu đường. Cùng Hebekery tìm hiểu chi tiết hơn về các điểm đặc biệt của loại đường này nhé!

Chỉ số GI và calo của isomalt khá thấpChỉ số GI và calo của isomalt khá thấp

Chỉ số đường huyết GI

Isomalt có chỉ số đường huyết Glycemic index (GI) cực kỳ thấp. Chỉ số này dao động trong khoảng 2-9. Trong khi chỉ số đường huyết của các loại đường tinh luyện, đường cát… ở mức khá cao là 65. Nguyên nhân chính là do isomalt rất khó để bị tiêu hóa hay phân hủy trong cơ thể. Chính vì vậy, isomalt không gây ra tình trạng tăng nhanh đường huyết như các loại đường khác. Đồng thời carbs trong isomalt cũng được chuyển hóa thành glucose chậm và không ảnh hưởng lượng đường trong máu. Khi tiêu hóa, đường isomalt sẽ bị phân hủy thành nhiều phần tại ruột non. Quá trình này diễn ra khá chậm, nhờ đồ isomalt cực kì phù hợp sử dụng cho người đang cần kiểm soát đường huyết.

Bạn có thể tham khảo các sản phẩm GI thấp tại:

sanphamtin_-pham-co-chi-so-duong-huyet-thap

Chỉ số calo và carb 

Một số công bố chỉ ra, 1kg đường Isomalt chứa khoảng 950g carbohydrates, 2000 calories. Trong khi đó, cùng trọng lượng, loại đường thông thường chưa gấp đôi calo với mức  4000 calories và 1000g carbohydrates. Với lượng calo ít hơn, isomalt hoàn toàn thích hợp cho chế độ ăn kiêng.

Về chỉ số carb, đường ăn kiêng isomalt tương đương với các loại khác. Tuy nhiên, điểm khác biệt của carb trong isomalt là đường phức. Quá trình phân hủy của chúng chậm, chuyển hóa thành glucose chậm, trong khi đường mía là đường đơn, chuyển hóa thành glucose nhanh. Nhờ đó loại đường này giúp giảm đáng kể lượng calo nạp vào cơ thể, hỗ trợ hữu hiệu cho quá trình giảm cân. 

Isomalt được sử dụng thay thế cho chất tạo ngọt khi làm bánh kẹo

Isomalt được sử dụng thay thế cho chất tạo ngọt khi làm bánh kẹo

Không chỉ vậy, isomalt cũng có tác dụng tiền sinh học. Nhiều dẫn chứng cho thấy đường có hàm lượng dinh dưỡng, cung cấp cho vi khuẩn có lợi trong ruột. Nhờ đó chúng giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa. 

Lưu ý khi sử dụng đường ăn kiêng isomalt

  • Đường ăn kiêng isomalt tốt cho sức khỏe, tuy nhiên trong đó vẫn có hàm lượng calo và carb, bởi vậy bạn cũng cần lưu ý khi sử dụng để tránh gây ra hậu quả không đáng có. Không nên sử dụng quá nhiều đường ăn kiêng isomalt, chỉ nên sử dụng với lượng vừa đủ. Liều lượng khuyến cáo cho người lớn là 30g/ngày, tương đương với khoảng 4 muỗng cà phê.

  • Nên kết hợp đường ăn kiêng isomalt với các loại thực phẩm lành mạnh khác để có một chế độ ăn uống cân bằng. Đường ăn kiêng isomalt không phải là một loại thuốc thần kỳ có thể giúp bạn giảm cân hoặc cải thiện sức khỏe nếu bạn không có một chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý.

  • Nếu có bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe khi sử dụng đường ăn kiêng isomalt, hãy ngừng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ. Một số người có thể bị dị ứng với đường ăn kiêng isomalt hoặc có thể gặp một số tác dụng phụ như đầy hơi, khó tiêu, táo bón nếu sử dụng quá nhiều.

Hy vọng rằng bài viết kiến thức dinh dưỡng này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc: đường ăn kiêng có tốt không? Hãy nghe theo cơ thể, sử dụng linh hoạt đường isomalt kết hợp với chế độ ăn lành mạnh và luyện tập thể thao hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.

Bình luận

Bạn có thể sẽ thích

Yoga là gì? Lợi ích của việc thực hành yoga đối với mẹ sau sinh

Xin chào các mẹ! Chắc hẳn sau khi sinh bé, mẹ đã trải qua rất nhiều thay đổi về cơ thể lẫn tinh thần. Việc chăm sóc bé yêu và cùng lúc đó là hồi phục sức khỏe của chính mình có thể là một thử thách không nhỏ. Nhưng mẹ đừng lo, một giải pháp tuyệt vời đang chờ mẹ ở đây – đó chính là yoga. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về yoga và những lợi ích tuyệt vời mà yoga mang lại cho các mẹ sau sinh nhé!

09/10/2024 - Trần Quỳnh

Tại Sao Mẹ Cho Con Bú Nên Ăn Quả Óc Chó?

Quả óc chó, hay còn gọi là "vua của các loại hạt", không chỉ nổi tiếng với hương vị bùi béo mà còn được biết đến như một nguồn dinh dưỡng phong phú, đặc biệt hữu ích cho mẹ bỉm sau sinh. Vậy tại sao mẹ cho con bú nên bổ sung quả óc chó vào chế độ ăn? Hãy cùng khám phá những lợi ích tuyệt vời của loại hạt này và cách sử dụng nó một cách an toàn và hiệu quả.

09/10/2024 - Trần Quỳnh

Bí Quyết Lợi Sữa Gọi Sữa Về Nhiều Tự Nhiên – Mách Nhỏ Từ Hebekery

Việc nuôi con bằng sữa mẹ luôn là mong muốn của nhiều mẹ, nhưng không ít người lại gặp phải tình trạng "ít sữa" khiến quá trình chăm sóc bé trở nên áp lực. Nếu bạn đang lo lắng vì chưa đủ sữa cho con, đừng vội nản lòng! Bài viết này của Hebekery sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và mách nhỏ những cách lợi sữa tự nhiên để gọi sữa về dồi dào hơn.

10/10/2024 - Trần Quỳnh

Lợi ích của việc ngủ đủ giấc

Mỗi đêm, chúng ta đều dành khoảng một phần ba thời gian để chìm vào giấc ngủ – một hành trình kỳ diệu mà cơ thể tự chữa lành và tái tạo năng lượng. Giấc ngủ không chỉ đơn thuần là nghỉ ngơi, mà còn là yếu tố cốt lõi để duy trì sức khỏe toàn diện, từ thể chất đến tinh thần.

 
05/10/2024 - Trần Quỳnh

Ăn móng giò heo có thật sự giúp mẹ tiết nhiều sữa không?

Sau sinh, một trong những mối quan tâm lớn của các bà mẹ là làm sao để có nhiều sữa cho con bú. Trong dân gian, móng giò heo từ lâu đã được coi là một trong những món ăn "thần kỳ" giúp mẹ sau sinh có nhiều sữa. Nhưng liệu ăn móng giò heo có thực sự có tác dụng như vậy không, hay đó chỉ là một niềm tin không có căn cứ khoa học?

07/10/2024 - Trần Quỳnh
Đạt tiêu chuẩn ISO 22000:2018
Đạt tiêu chuẩn ISO 22000:2018
Nguyên liệu xuất xứ rõ ràng
Nguyên liệu xuất xứ rõ ràng
Vận chuyển toàn quốc siêu tốc
Vận chuyển toàn quốc siêu tốc
Không sử dụng chất bảo quản
Không sử dụng chất bảo quản